Welcome To Du Lịch Bến

Welcome To Du Lịch Bến

Welcome To Du Lịch Bến

Welcome To Du Lịch Bến

Welcome To Du Lịch Bến

Trang

Thứ Năm, 5 tháng 5, 2016

Miền Tây sông nước - nức lòng khách tham quan

Tổng quan du lịch Miền Tây sông nước
1. Vài nét về miền Tây
Vùng đồng bằng sông Cửu Long là vùng cực Nam của Việt Nam, hay còn gọi là vùng đồng bằng sông Mê Kông, vùng đồng bằng Nam Bộ hoặc miền Tây Nam Bộ hoặc nói ngắn gọn là miền Tây thì người dân Việt Nam cũng có thể hiểu được. Miền Tây Nam Bộ gồm có 12 tỉnh (An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cà Mau, Đồng Tháp, Tiền Giang, Sóc Trăng, Long An, Hậu Giang, Kiên Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long) và 1 thành phố trực thuộc Trung ương (Cần Thơ).
Miền Tây nổi tiếng với nhiều kênh rạch chằng chịt, sông ngòi dày đặc. Các con sông này nguồn nước dẫn chủ yếu là từ sông Cửu Long (Cửu Long giang), là tên gọi chung cho các phân lưu của sông Mê Kông chảy trên lãnh thổ của Việt Nam. Từ Phnom Penh, sông Mê Kông chia thành 2 nhánh: bên phải là sông Ba-thắc (sang Việt Nam gọi là Hậu Giang hay sông Hậu) và bên trái là Mê Kông (sang Việt Nam gọi là Tiền Giang hay sông Tiền), cả hai đều chảy vào khu vực đồng bằng châu thổ rộng lớn ở Nam Bộ Việt Nam, dài chừng 220–250 km mỗi sông.


Tại Việt Nam, sông Mê Kông còn có tên gọi là sông Lớn, sông Cái, hay sông Cửu Long. Lưu lượng hai sông này rất lớn, cung cấp nguồn phù sa cho khắp vùng đồng bằng Nam Bộ. Nhờ vậy, cây trái tốt tươi, tạo nên nhiều vườn cây ăn trái trĩu quả. Chính vì thế, vùng đồng bằng sông Cửu Long hay miền Tây Nam Bộ, hình thành nên văn hóa sông nước và văn hóa miệt vườn.
Đồng bằng sông Cửu Long có đường bờ biển dài trên 700 km, phía Tây Bắc giáp Campuchia, Đông Bắc tiếp giáp Vùng Đông Nam Bộ, Đông giáp biển Đông, Nam giáp Thái Bình Dương, Tây giáp vịnh Thái Lan. Đồng bằng sông Cửu Long có vị trí đắc địa, rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế biển, khai thác và nuôi trồng thủy sản.
Về mặt khí hậu, địa chất: Nhiệt độ trung bình khoảng 28 độ C, hầu như ổn định quanh năm, mưa thuận gió hòa, ít xảy ra tình trạng thiên tai. Một năm thường có 2 mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4. Mùa nước nổi thường diễn ra từ khoảng tháng 7 đến tháng 11 dương lịch, có nơi từ tháng 9 đến tháng 10, tùy năm. Đến tham quan miền Tây mùa nào cũng có những điều thú vị riêng.

Vùng đồng bằng sông Cửu Long nhờ lượng phù sa từ dòng sông bồi đắp nên nghề chính ở đây vẫn là nông nghiệp, gắn liền với cây lúa nước (đất phù sa chiếm khoảng 30%). Đất ở đồng bằng sông Cửu Long ngoài việc để sản xuất nông nghiệp còn được dùng để sản xuất vật liệu xây dựng. Ngoài ra, ở nhiều nơi ở vùng này rất dồi dào nguồn than bùn dùng để làm chất đốt, làm gạch ngói.
Về hệ sinh thái: Dưới những ảnh hưởng của môi trường biển và sông, từ lâu ở vùng đồng bằng sông Cửu Long đã hình thành và phát triển các hệ sinh thái tự nhiên rất độc đáo. Đó là hệ sinh thái rừng ngập nước ngọt (Vườn quốc gia Tam Nông, rừng Trà Sư, vùng Đồng Tháp Mười), hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển (Vườn quốc gia U Minh Thượng, Vườn quốc Gia U Minh Hạ), hệ sinh thái nông nghiệp.
Đặc biệt, hệ sinh thái rừng ngập mặn ở các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre... có vai trò cực kỳ quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, giữ cân bằng môi trường sinh thái toàn khu vực. Hệ sinh thái rừng ngập mặn đã hình thành nên hệ thực vật ngập mặn rất phong phú và đa dạng, nhưng phổ biến ở vùng này như các loài mắm trắng, đước, bần trắng, bần chua, vẹt tách, dà quánh, dà vôi, giá, cóc vàng, dừa nước...
2. Con người miền Tây
Cư dân sống ở vùng đồng bằng sông Cửu Long bao gồm dân tộc Kinh, Hoa, Khmer và Chăm trong đó người Kinh chiếm đại đa số. Còn lại, người Hoa tập trung nhiều ở các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng; người Chăm sống chủ yếu ở An Giang; người Khmer có mặt đông đúc ở các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, An Giang.


Người miền Tây Nam Bộ ảnh hưởng sâu đậm văn hóa sông nước hay còn gọi là tính sông nước. Người miền Tây có thói quen di chuyển bằng xuồng, nhà ở gần kênh rạch. Nguồn thực phẩm họ ăn hằng ngày cũng từ thủy sản, những con vật sống ở dưới nước như cá, tôm, cua, lươn, ốc… Từ nguyên liệu chính này, họ có nhiều cách chế biến để có bữa ăn ngon như luộc, kho, chiên, nướng, hấp, nấu chua, nấu ngọt, làm gỏi, làm chả, làm khô, làm mắm...
Ngôn ngữ đời sống hằng ngày của họ cũng rất phong phú, thường dùng những từ ngữ chỉ các sự vật, khái niệm liên quan đến nước mà trong tiếng Việt toàn dân không có, như rạch, xẻo, láng, xáng, lung, bung, bưng, bàu, đìa (nơi chứa nước); cù lao, cồn, bãi, bưng, biền, trấp (vùng đất có nước bao quanh); rong, nhửng, ương, giựt, ròng (sự vận động của nước); ghe, xuồng, tam bản, vỏ lái, tắc ráng (phương tiện vận chuyển)... Đa số là phương ngữ và chỉ có người sống ở miền Tây, địa phương đó mới hiểu.
Người miền Tây nổi tiếng phóng khoáng, rộng rãi, bụng dạ thật lòng, muốn nói điều gì là nói ra điều ấy ngay chứ không nói vòng vo tam quốc như phong cách của người Bắc. Có được điều này có lẽ cũng do đời sống hằng ngày của họ là sự chung sống hài hòa giữa các dân tộc Kinh, Hoa, Chăm và Khmer. Ở mỗi dân tộc họ có phong tục riêng, tôn giáo khác nhau nhưng những người miền Tây nói chung họ sống rất hòa hợp, tôn trọng tín ngưỡng lẫn nhau.


Người miền Tây có những tính cách trái ngược nhau với biên độ khá rộng: “đã làm thì làm chết thôi, còn chơi thì chơi xả láng, Thương thì thương mút mùa Lệ Thủy, ghét thì ghét mãn kiếp. Khi không ưng thì cạy miệng cũng không nói, lúc đã thuận tình thì mở gan ruột cho xem”.Phong cách của người miền Tây là thế. Điều này nó thể hiện ở nếp suy nghĩ và đời sống hằng ngày ở nơi đây. Đa số họ làm và ăn, ít tằn tiện tích góp như người miền Trung. Người miền Tây sống thực tế, tới đâu hay tới đó, làm đủ ăn, có bao nhiêu xài bao nhiêu. Có lẽ, một phần vì thiên nhiên ở đây ưu đãi, mưa thuận gió hòa, trên bờ hái nhúm rau, cái khế, dưới sông bắt con cá chốt cũng xong bữa cơm nên họ ít lo nghĩ sâu xa hơn dân các miền khác.
Người miền Tây dễ thay đổi cách sống, chỗ ở, nhiều người sẵn sàng chấp nhận từ bỏ quê hương đến những vùng đất mới để hy vọng được đổi đời. Văn hoá Nam Bộ đánh giá cao những con người bản lĩnh, dám chấp nhận di chuyển. Có lẽ điều này là sự thừa hưởng tính cách của ông cha ngày trước, đến vùng đất này thời khai hoang, lập đất. Người miền Tây có tính trọng nghĩa tình, xởi lởi, chữ “nghĩa” đối với họ đôi khi còn quan trọng hơn cả chữ “tình”, "hết tình còn nghĩa", đó là quan điểm sống của họ. Người miền Tây coi nhẹ tiền tài, của cải vật chất, họ thích cuộc sống hưởng an nhàn bên sông nước, bờ lau, ít nghĩ đến việc ngày mai.


Người miền Tây nổi tiếng hiếu khách, hào hiệp, sẵn sàng cho người khách lữ hành lỡ bước tá túc ở nhà, họ đãi cơm rượu như người bà con xa mới về. Tính cách này cuả người miền Tây có lẽ do ảnh hưởng tự sự ưu đãi của thiên nhiên, đất rộng, người thưa, hoa trái quanh năm xum xuê tươi tốt. Người miền Tây có lối sống giản dị, mộc mạc, không cầu kỳ lễ nghĩa như văn hóa người Bắc. Họ trọng nội dung hơn hình thức; họ thích hài hước, nhẹ nhàng, thích nói xạo, nói dóc cho đời vui vẻ.
3. Du lịch về miền Tây
Miền Tây nổi tiếng với nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn, thu hút hàng triệu lượt khách ghé thăm hàng năm. Du khách đến với miền Tây không chỉ có người trong nước mà còn có lực lượng đông đảo du khách Việt kiều và du khách ngoại quốc. Du khách đến tham quan, du lịch miền Tây sẽ thỏa sức ngắm những danh lam thắng cảnh, những vườn cây trái sum suê, hay các rừng ngập mặn (đước, tràm), các vườn chim hoang dã. Đến miền Tây, ngoài cảnh vật, du khách còn khám phá thêm văn hóa sông nước miệt vườn ở miền Tây qua cách thực hội họp ở các phiên chợ (chợ nổi), qua cách di chuyển ở vùng nhiều nước (đi lại chủ yếu là xuồng ghe) hay qua những món ăn ngon đặc sản gắn liền với đời sống vùng sông nước.
Du lịch An Giang: An Giang được biết đến với các địa điểm du lịch rất nổi tiếng, như là núi Cấm, núi Sam, miếu bà Chúa Xứ, rừng tràm Trà Sư… Du lịch An Giang còn thu hút đông đảo du khách đến tham quan vào các dịp diễn ra lễ hội như lễ hội vía bà chúa xứ, lễ hội đua bò vùng Bảy Núi, lễ hội Chol Chnam Thmay…


Du lịch Bạc Liêu: Nói đến Bạc Liêu nhiều người sẽ nghĩ ngay đến giai thoại về công tử nổi tiếng phong lưu khắp Lục tỉnh Nam Kỳ khi xưa. Ngày nay, nhà công tử Bạc Liêu là một trong những điểm đến du lịch nổi tiếng ở Bạc Liêu. Ngoài ra còn có một số nơi nổi tiếng khác như là vườn nhãn cổ trên trăm tuổi, vườn chim Bạc Liêu, đền thờ Bác Hồ...
Du lịch Bến Tre: Bến Tre nơi được mệnh danh là xứ dừa, vì nơi đây trồng dừa nhiều nhất Việt Nam. Ngoài ra, Bến Tre còn có nhiều vườn cây ăn trái xum xuê, là nơi cung ứng nguồn trái cây cho các tỉnh đồng bằng Nam Bộ, nhất là ở miệt Chợ Lách, Châu Thành. Đi du lịch Bến Tre du khách có thể đi theo Tour vào vườn cây trái Cái Mơn, tham quan cồn Phụng, cồn Ốc, cồn Tiên, sân chim Vàm Hồ…

Du lịch Cà Mau: Vì nơi này còn tồn tại vùng rừng nước ngập mặn, rừng ngập nước, với bạt ngàn thảm rừng ngập măn xanh thẳm vươn xa ra phía biển nên rất có tiềm năng về du lịch sinh thái. Đến Cà Mau du khách sẽ tận hưởng được khung cảnh thiên nhiên hoang hã, nguyên sinh như trong phim, ảnh. Đặc biệt, vùng đất Mũi Cà Mau là nơi tạo ấn tượng với du khách ở cột mốc ghi dấu điểm cuối của Tổ quốc. Du khách có thể tham quan rừng U Minh, các vườn chim Cà Mau, mũi Cà Mau, đảo Hòn Khoai… khi đến Cà Mau.
Du lịch Cần Thơ: Về Cần Thơ du khách thường đi chợ nổi Cái Răng trước tiên. Ngoài ra ở đây còn có nhiều vườn cây ăn trái cho du khách tham quan. Cần Thơ được xem là Tây Đô của thời trước, đây là trung tâm văn hóa, kinh tế lớn nhất ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Du khách đi du lịch Cần Thơ có thể tham quan vườn cò Bằng Lăng, chợ nổi Cái Răng, chợ nổi Phong Điền, nhà cổ Bình Thủy, miệt vườn Cần Thơ…


Du lịch Đồng Tháp: Vùng Đồng Tháp Mười đẹp nhất là mùa nước nổi. Du khách về đúng mùa này sẽ cảm nhận hết từng con nước lên, nước xuống ở miền Tây, hiểu về văn hóa miền sông nước qua khung cảnh thiên nhiên, qua món ăn, qua đời sống thường ngày của người dân Đồng Tháp. Du khách sẽ thấy được những cánh đồng lúa phì nhiêu, những cánh đồng sen thơm mát, được đi xuồng ba lá, được dạo chơi ngắm cảnh vùng “lóng lánh cá tôm”. Các địa điểm tham quan ở đây gồm Lăng cụ phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc, khu di tích Gò Tháp, vườn sếu quý hiếm ở Tam Nông, vườn quốc gia Tràm Chim, làng hoa kiểng Sa Đéc…
Du lịch Hậu Giang: Hậu Giang được tách ra từ Cần Thơ cũ, vì thế đây cũng được xem là trung tâm giao thương của các tỉnh miền Tây. Đi du lịch về miền đất Hậu Giang du khách có thể tham quan chợ nổi Phụng hiệp (chợ nổi Ngã Bảy), di tích Long Mỹ, khu căn cứ tỉnh ủy…
Du lịch Kiên Giang: Trong các tỉnh miền Tây có lẽ thiên nhiên đã ưu đãi cho Kiên Giang nhiều thắng cảnh nhất. Các cảnh đẹp ở Kiên Giang hội tụ ở vùng đất Hà Tiên, đặc biệt là ở khu đảo Ngọc, du lịch Phú Quốc phát triển nhất nơi đây. Hà Tiên được đánh giá là nơi có nhiều cảnh đẹp với nhiều núi non hang động, chùa chiền, lăng mộ và nhiều hòn đảo gần xa.

Phú Quốc có nhiều bãi biển đẹp làm say mê lòng người

Du lịch Long An: Long An có nhiều di tích tiền sử và gần 100 di chỉ văn hóa Óc Eo được phát hiện, các di tích nổi tiếng như là Bình Tả, nhà Trăm Cột, chùa Tôn Thạnh. Du khách tham quan Long An có thể ghé khu du lịch sinh thái Đồng Tháp Mười để thưởng thức các món ngon đặc sản miền Tây.
Du lịch Sóc Trăng: Sóc Trăng có rất nhiều ngôi chùa nổi tiếng, có lịch sử lâu đời như chùa Dơi, chùa Đất Sét, chùa Chén Kiểu… Đếndu lịch Sóc Trăng ngoài tham quan các danh lam, du khách có thể đến khu du lịch Bình An, thăm chợ nổi Ngã Năm hay đi một chuyến đến các cù lao có những vườn cây trái oằn cành.
Du lịch Tiền Giang: Du khách đi du lịch về Tiền Giang sẽ có cơ hội chèo xuồng ba lá ngắm cảnh sông Tiền và ngắm nhà dân 2 bên bờ. Địa hình Tiền Giang chia thành ba vùng rõ rệt vùng cây trái ven sông Tiền, vùng Đồng Tháp Mười và vùng ven biển Gò Công. Du khách đến Tiền Giang có thể đến tham quan các địa điểm nổi tiếng như như Cồn Thới Sơn, miệt vườn Cái Bè, chợ nổi Cái Bè, chùa Vĩnh tràng, trại rắn Đồng Tâm…

Du lịch Trà Vinh: Trà Vinh có rất nhiều ngôi chùa đẹp và cổ kính của cộng đồng người Khmer, người Việt, người Hoa. Có khoảng 140 ngôi chùa của cộng đồng người Khmer, 50 ngôi chùa của người Kinh và 5 ngôi chùa của cộng đồng người Hoa, trong đó các chùa nổi tiếng là chùa Âng, chùa Cò, chùa Hang... Du lịch hành hương về Trà Vinh du khách có thể tham quan các ngôi chùa này hoặc đến những điểm du lịch khác ở Trà Vinh như Ao Bà Om, bãi biển Ba Động…
Du lịch Vĩnh Long: Du lịch đến Vĩnh Long, du khách sẽ có dịp lênh đênh cùng sông nước miền Tây, đi giữa màu xanh thiên nhiên với những vườn cây trái xanh mướt, trĩu quả. Các địa điểm du lịch nổi tiếng ở đây như khu du lịch sinh thái – trang trại Vinh Sang, cù lao An Bình, Văn Thánh miếu, chùa Tiên Châu…
4. Món ngon, đặc sản, ẩm thực miền Tây
Trái cây miền Tây
Miền Tây được xem là vựa trái cây của khu vực miền Nam. Nơi đây đã sản sinh ra rất nhiều loại trái cây đặc sản, thơm ngon nổi tiếng như cam sành, bưởi Năm Roi, bưởi da xanh, sầu riêng Cái Mơn, quýt hồng Lai Vung, chôm chôm, măng cụt, nhãn, xoài cát Hòa Lộc, vú sữa Lờ Rèn, dừa sáp Cầu Kè, mít ruột đỏ, mít tố nữ… Đến du lịch miền Tây mùa nào du khách cũng có thể thưởng thức những hương vị trái cây thơm ngon ở chính tại vùng đất này trồng nên. Một số loại trái cây đặc sản đạt tiêu chuẩn VietGap, Global Gap được xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài. Nguồn còn lại cung cấp cho cả nước nhất là vào các dịp lễ, Tết Nguyên đán…

Món ngon miền Tây
Văn hoá ẩm thực vùng đồng bằng sông Cửu Long mang nhiều nét của một miền quê sông nước. Do đặc điểm địa hình, thực phẩm chính vẫn là lúa gạo, cá tôm và rau quả nên văn hoá ẩm thực vùng đồng bằng sông Cửu Long dù đa dạng nhưng vẫn là được chế biến từ nguồn thực phẩm này. Mặc dù quan niệm là ăn để sống, nhưng người dân miền Tây rất chú trọng đến chất lượng món ăn nên họ hay chế biến sáng tạo để thay đổi khẩu vị. Ví dụ như từ con cá lóc, người ta có thể chế biến thành các món: cá lóc kho tộ, canh chua cá lóc, cháo cá lóc, cá lóc nướng trui, cá lóc hấp, khô cá lóc, mắm cá lóc… Hoặc cũng là canh chua, nhưng người ta có thể thay đổi khẩu vị bằng cách nấu với bông điên điển hay bông so đũa, hoặc thay cá lóc bằng cá linh…

Bên cạnh đó, do miền Tây có nhiều thành phần cư dân sinh sống (dân tộc Kinh, Hoa, Khmer, Chăm) cho nên văn hóa ẩm thực cũng có sự pha trộn, giao thoa tạo nên nhiều món ăn ngon, lạ. Tuy vậy, ở mỗi dân tộc, mỗi vùng miền đều có những món ăn ngon đặc sản riêng, chế biến theo phong cách riêng, nêm nếp gia vị cũng khác. Tóm lại, du khách đến du lịch miền Tây có thể khám phá được nhiều điều đặc sắc từ các món ăn ngon, dân dã ở đây như canh chua, cá kho tộ, lẩu mắm, bún nước lèo, bún mắm, canh xiêm lo, heo quay, vịt tiềm, vịt khìa, canh thuốc bắc, hột vịt muối...

Thứ Tư, 4 tháng 5, 2016

Điểm du lịch giá rẻ hấp dẫn thế giới 2016

<>1. Latvia

Riga, thủ đô của Latvia là một đô thị cổ với rất nhiều công trình kiến trúc cổ điển, điểm xuyết đôi chỗ là những tòa nhà kiến trúc hiện đại. Điều tuyệt vời nhất là giá cả ở đất nước Đông Âu này lại rẻ hơn đáng kể so với ở các quốc gia Châu Âu. Mùa đông, cả thành phố Riga phủ trong tuyết trắng, là thời điểm lý tưởng cho những môn thể thao trên tuyết như đi xe chó kéo, trượt tuyết…
<>2. Việt Nam


Trong danh sách những quốc gia du lịch rẻ và đẹp của những chuyên trang du lịch, Việt Nam cũng được nêu tên. Vì vậy, chẳng có lý do gì chúng ta không xách ba lô và khám phá chính đất nước nơi mình đang ở. Việt Nam có đầy đủ những địa hình thiên nhiên đẹp, trải dài từ Bắc chí Nam như biển, hồ, sông, núi, vịnh, đảo… đặc biệt thu hút khách du lịch vào mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 hàng năm.
                                         
Những điểm đến lý tưởng rẻ, đẹp có thể kể tên là Mộc Châu, Sapa, Hà Giang, Ninh Bình, Hội An, Đà Nẵng, các tỉnh miền Tây…
<>3. Cape Town, Nam Phi 

Là thành phố hầu như quanh năm nắng ấm, Cape Town là điểm đến quyến rũ đối với khách du lịch. Bạn có thể tham gia các tour ngắm cá voi trên biển, ngắm hoa nở mùa xuân trên các thung lũng và tất nhiên là tham quan dãy núi Bàn lừng danh.
<>4. Bờ biển Vàng, Australia

Bờ biển Vàng nằm ở vùng Queensland, Australia nổi tiếng với bãi biển đẹp hút hồn, khí hậu ấm áp và giá cả khá phải chăng do chưa nhiều người biết tới. Ngoài các hoạt động nghỉ ngơi, du khách có thể tham quan các công viên quốc gia lớn tại Queensland như công viên Gold Coast Hinterland, Springbrook… để ngắm những loài động vật đặc trưng của nước này như Kangaroo, Koala…
<>5.Lào

Mặc dù ngành du lịch của quốc gia láng giềng là Thái Lan khá phát triển, ở Lào, mọi thứ vẫn còn quá bỡ ngỡ. Chính vì vậy, giá cả nơi đây vẫn rẻ và cảnh quan vẫn hầu như hoang sơ, chưa bị phá hủy dưới bàn tay con người. Du khách có thể tới thăm công viên tượng Phật ở thủ đô Vientiane, cánh đồng chum ở Xiangkhuang. Thời điểm lý tưởng nhất để tham quan là mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3, khi cái nắng không quá chói chang và không có những cơn mưa rào không dứt. 
<>6. Trung California
300 dặm biển ở phía Trung California thuộc một trong những bãi biển đẹp nhất đất nước, khá xa so với các trung tâm nổi tiếng sầm uất như Los Angeles hay San Francisco. Du khách tới đây không chỉ được tận hưởng làn gió biển mặn mòi mà còn được nếm thử rượu vang truyền thống ngon tuyệt, tham gia các lộ trình leo núi với giá cả phải chăng đặc biệt trong mùa thấp điểm.

Thứ Tư, 27 tháng 4, 2016

Một Đà Lạt thứ hai nhuốm màu yêu thương

Một Đà Lạt thứ hai nhuốm màu yêu thương
Trong một công vụ lên Bà Nà, tôi đã theo con đường thời Pháp để lại, lở lói, hư nát, dốc dựng đứng 45-50 độ, rất phù hợp và khá thú vị đối với những người chuộng môn leo núi. Tôi đã đã du lịch thể thao thăm Bà Nà theo cách ấy. Tôi sẽ không kể bạn nghe nhiều về chuyển đi lên, vì tôi là tóp người hậu sinh, quá xa so với trung uý lục quân Debay vào những năm 1900, được giao nhiệm vụ khảo sát, khai phá nhằm tìm kiếm khu nghỉ mát trên cao. Những gì tôi nhìn thấy, những nơi tôi đi qua, người xưa đã từng trải thì có gì để mà nói. Có chăng, tôi chỉ xác nhận rằng đây là khu rừng mùa nhiệt đới rất xanh. Càng lên càng cao, ven những khu rừng đặc trưng tập trung quanh chân núi. Chạy dài từ đồng bằng ven biển lên mãi đến độ cao 1.478m, cảm giác của tôi là đắm chìm giữa màu xanh ngút ngàn, bất tận. Một tiếng đồng hồ trước, trời nắng đẹp khoảng một tiếng sau trời lại sụp tối chuyển mưa, chứng tỏ rằng nơi đây lượng mưa trung bình hàng năm lớn. Nhưng chính vì thế mà những người leo núi chúng tôi ít mệt. Người ta nói rằng Bà Nà được thiên nhiên ưu đãi về sự phong phú, đa dạng của các hệ sinh thái và các loài về tài nguyên động, thực vật. Những kết quả điều tra, những con số bao nhiêu chi, họ, tôi xin dành cho các nhà khoa học. Tôi chỉ thấy đặc biệt thú vị khi được người hướng dẫn chỉ ra đâu là cây trầm hương, đâu là sến mật, gụ lau, thông chàng – những loài danh mộc. Hoặc trên đường tôi đi sung sướng nhặt được một chiếc lông trĩ, người hướng dẫn cho biết, đây là trĩ sao, một động vật rất quý hiếm.

Sau tám tiếng đồng hồ luồn rừng mệt nhoài, tôi đã chinh phục được đỉnh cao lên đến một vùng đất bằng phẳng khoảng 10ha. Chính nơi đây là một thị trấn nghỉ mát xưa, giờ đây chỉ còn là phế tích. Tôi miên man nghĩ về Bà Nà – mùa xuân của nước Pháp – như những người từng phát hiện ra nó ngợi ca. Hoặc Bà Nà là Đà Lạt của Đà Nẵng, như cách ví von của tôi, do chân ngắn quá không đi được nhiều nơi để có cái mà so sánh: tôi chỉ thấy như Đà Lạt là sướng lắm rồi. Lúc ở độ cao khoảng 1000m, mới có 16h, nhiều người đã phải lấy áo ấm ra mặc.
Lên Bà Nà hiện nay bạn nhìn thấy gì? Chẳng còn gì ngoài một chút hoài niệm. Này đây, bến xe một thời nhộn nhịp, những chuyến xe nối lên mạn ngược, miền xuôi, tạo đường dây thông tin, làm cho khu nghỉ biệt lập nhưng gần gũi đời thường. Này đây, nhà hàng Morin, đêm đêm đèn màu lấp lánh, những điệu nhạc du dương, những đôi trai gái của một khu cư dân không sầm uất lại có điều kiện gặp nhau, thổ lộ tình yêu. Còn kia là nhà thờ, những buổi tinh mơ vang lên hồi chuông sớm mời gọi người cầu kinh chào ngày mới. Vâng, có nhiều nơi để viếng thăm lắm. Trập trùng, cao thấp trên 240 ngôi nhà, nằm rải rác trên những ngọn đồi, nay chỉ còn lại những nền đổ nát, gợi nhớ bóng dáng xưa.

Màn đêm buông xuống, ấy là lúc cái lạnh đồng hành, không phải là cái lạnh cắt da mà chỉ gây gây, đặc trưng của khí hậu ôn đới. Hãy nổi lửa lên ! Trước hết là sưởi ấm, sau đó trở về với thiên nhiên hoang dã. Dăm cốc rượu sẽ tăng vị đậm đà cho không khí giao lưu, để cùng nhau thức đến 21 giờ, đợi cho sương tan, nhìn về Đà Nẵng mới đẹp làm sao. Ít nhất là trong lúc này, bạn có cảm giác mình là chàng khổng lồ Gu-li-vơ, khi nhìn thấy một vùng non nước bao la bên dưới. Li ti như kiến là những toà nhà sáng ánh diện, những vệt sáng mảnh dẻ là những con đường. Lồng lộng nơi xa là biển cả, những dòng sông, những núi đồi bùng lên dưới ánh trăng vằng vặc như một bức hoạ màu nước cực lớn.


Chúng tôi giã từ Bà Nà lúc trời mưa tầm tã, vượt qua dốc cuối cùng, tức dốc đầu tiên lúc lên, được bà con địa phương đặt tên là dốc Dằn Mặt – vì mới đề pa đã gặp phải dốc rất dài, dựng đứng, làm người leo núi khiếp đảm ngay từ đầu. Phải chúi người để tụt dốc nên những đầu ngón chân tê dại. Cảm giác ê chề, rã rời vào những phút cuối ập đến, khiến ai cũng khao khát giây phút được thả ba lô, nằm xoải tay của một người hoàn thành nhiệm vụ làm sao! Nhưng kìa, những mái nhà, những ruộng lúa đã hiện ra. Đến đồng bằng rồi. Những mệt mỏi bỗng biến đâu mất. Tôi cởi áo mưa, tắm mình trong cơn mưa nặng hạt như tắm trong niềm thắng lợi chinh phục đỉnh cao. Tôi ngước đầu, độ ngược hết cỡ, đánh rơi cả mũ để nhìn lại hành trình mình đã đi qua. Thật là ngoài sức tưởng tượng. Cao cao quá! Đỉnh Bà Nà băng ngang giữa lưng trời, bềnh bồng, ẩn hiện trong mưa.

Bà Nà đang được quan tâm. Bà Nà đang được vén dần những lớp mây để phô ra vẻ diễm kiều với đời. Mai mốt đây, chắc là trong tương lai gần thôi, bạn sẽ lên Bà Nà không còn vất vả như tôi nữa. Nhưng cũng vì thế mà sẽ không có cảm giác thử sức mình, cảm giác chinh phục đỉnh cao của một tay du lịch Traking. Nên chăng có một lối cắt rừng với những dốc ngược nhất, dựng đứng nhất dành cho những chàng trai muốn chinh phục đỉnh cao 1.500m của khu du lịch Bà Nà?

Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2016

Thằng Bờm du lịch Cô Tô


Là một trong những địa điểm du lịch mới nổi trong số những bãi biển đẹp và sạch trong thời gian vừa qua. Với thiên thời của mình, Cô Tô sớm trở thành một địa danh thu hút nhiều khác du lịch. Bạn cứ tưởng tượng mình có thể hòa mình vào thiên nhiên, vào biển, vào đất trời, sóng nước nơi đây làm nức lòng người, đọng lại là những kỷ niệm khó quên mà thật khó cò thể tìm ở nơi nào khác!

Cô Tô là hòn đảo tiền tiêu và là một trong những hòn  đảo nghỉ dưỡng lý tưởng cho khách du lich ở miền Cô Tô là một quần đảo bao gồm hơn 50 hòn đảo lớn, nhỏ nằm ở phía đông của tỉnh Quảng Ninh, một hòn đảo thơ mộng  và hoang sơ có vị trí đặc biệt về quốc phòng, an ninh, là nơi duy nhất dược Bác  Hồ đồng ý cho dựng tượng của Người khi Người ra thăm đảo năm 1961. 

Dù mới phát triển du lịch gần đây, dù chưa có những khách sạn tiện nghi cao cấp, nhà hàng sang trọng hay những dịch vụ giải trí biển nhưng Cô Tô vẫn thu hút hàng ngàn khách du lịch khám phá đảo Cô Tô bởi chính vẻ đẹp còn rất hoang sơ, bởi chính sự nhiệt tình, thân thiện của người dân nơi đây và sự thu hút không thể cưỡng lại của những bữa tiệc hải sản tươi ngon đậm đà mang đặc trưng của vùng biển nơi này.

Bạn có thể xem thêm các thông tin du lịch tại đây
Bạn có thể xem thêm các thông tin du lịch biển tại đây

Thứ Năm, 21 tháng 4, 2016

Những sắc màu dịu dàng của cầu Rồng Đà Nẵng

Được xây dựng trên trục chính của đường Bạch Đằng, nối quận Hải Châu với quận Sơn Trà, cây cầu quay là niềm tự hào của người dân Đà Nẵng. Cây cầu đẹp lung linh và nổi bật giữa thành phố mỗi khi màn đêm buông xuống.



Tại cuộc thi quốc tế do UBND TP Đà Nẵng tổ chức tháng 11-2005, trong 17 đồ án do các công ty tư vấn trong và ngoài nước giới thiệu, chỉ có Công ty The Louis Berger Group (Mỹ) đưa ra được phương án đáp ứng yêu cầu. Đó là xây dựng nút giao thông cùng mức giữa đường dẫn lên cầu với đường Bạch Đằng chạy dọc bờ Tây sông Hàn nhưng vẫn đảm bảo tĩnh không thông thuyền trong khi độ dốc của cầu không quá lớn. Đồng thời, bố trí hầm dành cho khách bộ hành qua đường khi đi trên vỉa hè đường Bạch Đằng. Đây sẽ là địa điểm du lịch Đà Nẵng siêu hấp dẫn.



Cầu Rồng với hình dáng Rồng vươn ra biển lớn, là cầu dạng vòm thép đơn (một mặt phẳng) duy nhất ở Đông Nam Á tính đến thời điểm hiện tại. Cây cầu này có tổng chiều dài 666m, mặt cắt ngang 6 làn xe cơ giới, với 3 nhịp vòm thép liên tục. Tầm nhìn từ các phương tiện giao thông và của người đi bộ không bị che chắn bởi kết cấu của cầu.



Theo thiết kế, cầu Rồng thể hiện hình ảnh một con rồng đang “bay” trên sông Hàn, đầu rồng ngẩng cao, thân rồng uốn lượn và cùng với hệ thống đèn chiếu sáng trang trí, kiến trúc cảnh quan, Cầu Rồng sẽ trở thành điểm nhấn kiến trúc Đà Nẵng. Đà Nẵng đã nghĩ ra được cây cầu độc đáo này. Cũng là cầu mái vòm nhưng hình dáng thì đúng là ở Việt Nam chưa từng có.
Bạn có thể xem thêm các thông tin du lịch tại đây